Làng nghề Xuân Lai
Làng nghề Xuân Lai

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0914603740

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: xuanlai@gmail.com

Địa chỉ: Xã Xuân Lai, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, làng Xuân Lai với vị trí giáp sông Đuống, để bảo vệ đê  nhân dân trồng nhiều tre dọc triền đê của làng. Tre ở Xuân Lai do điều kiện thuận lợi thổ nhưỡng đã phát triển rất tốt có tác dụng bảo vệ đê trong ngày mưa lũ và thành hàng rào bảo vệ xóm làng. Từ nguồn nguyên liệu tre trúc sẵn có của địa phương, trong những lúc nông nhàn người dân làng đã sáng tạo ra nghề thủ công tre, trúc để phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Với tài năng, sự khéo léo sản phẩm của làng được những người dân quanh vùng ưa chuộng đặt mua dân nên nghề làm tre trúc dân trở thành một nghề truyền thống của làng.  Theo truyền thuyết thì nghề tre trúc Xuân Lai vốn có từ lâu đời và tới thời Lê Trung Hưng (cách đây trên 300 năm) đã được người dân sản xuất rất nhiều. Tương truyền các sản phẩm của làng nghề được các lái buôn trong vùng ngược sông Đuống mang sản phẩm về bán tại kinh đô Thăng Long. Dân dần Xuân ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, làng Xuân Lai với vị trí giáp sông Đuống, để bảo vệ đê  nhân dân trồng nhiều tre dọc triền đê của làng. Tre ở Xuân Lai do điều kiện thuận lợi thổ nhưỡng đã phát triển rất tốt có tác dụng bảo vệ đê trong ngày mưa lũ và thành hàng rào bảo vệ xóm làng. Từ nguồn nguyên liệu tre trúc sẵn có của địa phương, trong những lúc nông nhàn người dân làng đã sáng tạo ra nghề thủ công tre, trúc để phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Với tài năng, sự khéo léo sản phẩm của làng được những người dân quanh vùng ưa chuộng đặt mua dân nên nghề làm tre trúc dân trở thành một nghề truyền thống của làng.  Theo truyền thuyết thì nghề tre trúc Xuân Lai vốn có từ lâu đời và tới thời Lê Trung Hưng (cách đây trên 300 năm) đã được người dân sản xuất rất nhiều. Tương truyền các sản phẩm của làng nghề được các lái buôn trong vùng ngược sông Đuống mang sản phẩm về bán tại kinh đô Thăng Long. Dân dần Xuân Lai trở thành làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của xứ Kinh Bắc.

Giá trị sản phẩm: Xưa kia do nhu cầu của người dân còn chưa nhiều, sản phẩm tre trúc Xuân Lai chỉ có một số mặt hàng cơ bản và đơn giản như: lao màn, gậy các loại, cán cờ, thang, giường tre và giát giường…Nét đặc trưng, giá trị của những sản phẩm truyền thống tre trúc Xuân Lai phải là hun khói, uốn cong và tạo ra văn hoa như trường kỷ, giát giường…

Hiện nay, do nhu cầu của người dân, người thợ làng nghề còn làm ra các sản phẩm tranh tre. Người thợ chỉ vẽ những đường nét cơ bản để tạo hình ảnh của bức tranh lên bức mành. Sau đó, người thợ sẽ dùng những con dao nhỏ khắc lấy những đường nét cơ bản của hình ảnh. Bước tiếp theo người thợ dùng những con dao nhỏ cạo lấy những mảng màu để hoàn thiện hình ảnh của bức tranh. Vẻ đẹp và tính nghệ thuật của bức tranh hoàn toàn phụ thuộc vào công đoạn vẽ, khắc, cạo mảng màu của người thợ. Chỉ với một lưỡi dao nhỏ, sắc lẹm, đường nét tinh tế của những bức tranh dân gian cứ hiện dần lên, mộc mạc mà sang trọng. Một bức tranh tre nghệ thuật đẹp phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay của người thợ.

  Đề tài và họa tiết hoa văn được tạo hình tạo ảnh trên tranh tre Xuân Lai vô cùng phong phú: đó là những hình ảnh của con người và thiên nhiên Việt Nam, những đề tài của tranh dân gian Đông Hồ như: Đại Cát, Vinh hoa, Phú quý, Nhân nghĩa, Lễ trí... Cũng có thể người thợ sáng tác những đề tài tùy theo cảm hứng về hình ảnh của con người và thiên nhiên Việt Nam. Một số thợ lành nghề, bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật đã "họa" lại những bức tranh nổi tiếng như: Chân dung Hồ Chủ Tịch, Cô gái bên hoa huệ, Phố cổ…trên chất liệu là tre. Song mảng màu ở tranh tre Xuân Lai gồm có hai màu cơ bản: màu đen óng quý phái được tạo ra khi người thợ hun tre, trúc và màu trắng phản diện ở các cấp độ đậm nhạt khác nhau do người thợ tạo ra khi cạo trên tre, trúc. Chỉ với hai mảng màu cơ bản đen và trắng, nhưng chúng được tạo ra ở những cấp độ đậm nhạt khác nhau, mà đã tạo ra đa dạng, lung linh của màu sắc.

          Với vị trí giáp sông Đuống ngoài làm ruộng người dân làng Xuân Lai đã sáng tạo trong lao động, dựa vào những lợi thế vốn có của mình để sáng tạo ra một nghề thủ công độc đáo phục vụ nhu cầu của cuộc sống con người. Từ một nguyên liệu quen thuộc là tre, trúc, người dân làng Xuân Lai  đã tạo được những sản phẩm hữu dụng và có giá trị mỹ thuật cao. Nghề sản xuất tre trúc đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động của làng và các địa phương lân cận. Hàng năm nhiều doanh nghiệp lớn của địa phương đã có những đóng góp nhất định cho ngân sách nhà nước. Từ thu nhập cao của nghề, các công trình văn hóa, tín ngưỡng cơ sở hạ tầng của địa phương được đầu tư khang trang đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân ổn định.

          Sử dụng các sản phẩm tre trúc với đặc tính thân thiện môi trường, giá thành thấp góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Từ những chủ đề phong phú trong tranh tre làng Xuân Lai góp phần quan trọng trong việc giáo dục mỹ thuật, tình yêu quê hương đất nước đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.

          Giá trị cảnh quan:  Xuân Lai là một làng cổ nằm bên bờ hữu một nhánh sông Đuống cổ, phía nam huyện Gia Bình. Ở vị trí trên bến dưới thuyền không chỉ là vùng đất trồng lúa, trồng mầu mà sớm còn là vùng của nghề tre trúc.  Với vị trí thuận lợi giao thông đặc biệt là giao thông đường thủy đã giúp cho địa phương có điều kiện phát triển kinh tế nhất là nghề thủ công.

          Di tích lịch sử văn hóa:

          + Đình Xuân Lai: Di tích khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng, bị phá hủy do yêu cầu tiêu thổ kháng chiến chỉ còn lại phần Hậu cung. Năm 1993 nhân dân địa phương xây thêm tòa Tiền tế phía trước tạo thành bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh. Tòa Tiền tế 7 gian làm bằng vật liệu hiện đại theo phong cách kiến trúc truyền thống. Hậu cung 3 gian, khung gỗ lim liên kết bởi các bộ vì kiểu chồng rường giá chiêng, trang trí chạm khắc tập trung trên cốn, đầu dư đề tài rồng mây nghệ thuật truyền thống. Đình thờ thánh Tam Giang (Trương Hát) - có công phò Triệu Việt Vương đánh thắng quân Lương vào thế kỷ VI.Hội đình tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm.

          + Chùa Xuân Lai: Ngôi chùa cổ bị phá trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1990 nhân dân phục dựng lại chùa bên cạnh đình làng, đến năm 2001 trùng tu tôn tạo lớn. Hiện nay tòa Tam bảo có bố cục mặt bằng kiểu chữ Đinh gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian Thượng điện xây dựng bằng nguyên vật liệu hiện đại. Bên trái tòa Tam bảo là 3 gian nhà Mẫu và 3 gian nhà Tổ xây dựng năm 2006, kiến trúc đơn giản. Hiện vật có giá trị nhất của chùa Phúc Khánh là quả chuông đồng đúc vào năm 1794. Hệ thống tượng Phật và các đồ thờ tự mới .

          + Từ đường gia tộc Quận công Nguyễn Đình Tài: Từ đường gia tộc Quận công Nguyễn Đình Tài thôn Xuân Lai được khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) với quy mô lớn thờ liệt tổ, liệt tông của dòng họ Nguyễn Đình và Quận Công Nguyễn Đình Tài - người đóng góp nhiều công lao với dân với nước. Trong kháng chiến chống Pháp di tích bị phá mất một phần, hòa bình lập lại gia tộc Nguyễn Đình trùng tu, tôn tạo lại Từ đường, đến năm 2003 xây thêm tòa Tiền tế.

          Hiện nay, từ đường có mặt bằng hình chữ Nhị gồm 2 tòa: Tiền đường và Hậu đường. Tòa Tiền đường 3 gian xây dựng kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Hậu đường 3 gian, khung chịu lực bằng gỗ lim liên kết bởi các bộ vì kèo kiểu chồng rường giá chiêng. Trên các bộ phận như cốn, bẩy, đầu dư chạm khắc trang trí rồng mây, hoa lá nghệ thuật thế kỷ 18.

          Hàng năm vào ngày 15 tháng 11 âm lịch con cháu trong gia tộc tổ chức tế lễ tại từ đường tưởng niệm tổ tiên cùng Quận Công Nguyễn Đình Tài. Từ đường được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa - Quyết định số 1371/QĐ - UBND ngày 25/10/2006.  

          Nghệ nhân của làng: Theo thống kê hiện nay làng nghề tre trúc Xuân Lai có một số nghệ nhân:

          + Nghệ nhân: Nguyễn Văn Kỷ, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

          + Nghệ nhân:Lê Văn Xuyên. thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

          + Nghệ nhân: Nguyễn Văn Toan, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

          + Nghệ nhân: Lê Văn Điệp, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

          Dịch vụ nghệ thuật: Về với làng Xuân Lai vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm nhân dân địa phương thường tổ chức các hoạt động vui chơi đặc biệt có tổ chức hát Quan họ, hát chèo…

         Dịch vụ ẩm thực: Từ Xuân Lai, du khách xuôi về thị trấn Đông Bình 5 km để thưởng thức các món ăn đặc sản tại quán Mái Lá với món cá sông, cua da..

          Hướng dẫn viên: Về Xuân Lai du khách có dịp trải nghiệm cuộc sống ở địa phương, tham quan quy trình sản xuất tre trúc, đặc biệt có tranh tre với nhiều ký thuật đặc sắc. Du khách có thể được các nghệ nhân hướng dẫn quy trình và làm tranh tre.

          Điện Thoại: 0914603740 - Trần Văn Đức.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí