Chùa Dâu
Chùa Dâu
Chùa Dâu

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0898098828

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: tinhmessi@gmail.com

Địa chỉ: Thôn Khương Tự Xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh

Chùa Dâu còn có tên gọi là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng Tự, Pháp Vân tự. Chùa thuộc địa phận thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ vào các tài liệu, bia đá lưu giữ tại di tích cho biết: Chùa Dâu được khởi dựng năm 187 tới năm 226 hoàn thành. Nhiều danh sư nổi tiếng trong lịch sử đã đến chùa trụ trì tu hành, truyền bá đạo Phật, tiêu biểu như: Khâu Đà La, Mâu Bắc (thế kỷ II), Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương (thế kỷ III) và thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (thế kỷ VI) lập nên phái Thiền ở Việt Nam. Qua diễn tình lịch sử, ngôi chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Đợt tu bổ lớn nhất vào thời vua Trần Anh Tông, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là người chỉ huy việc trùng tu, xây dựng chùa Dâu thành “Chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”. Tuy nhiên, Tam Quan, cầu chín nhịp, chợ âm dương không còn, tháp Hòa Phong còn lại 03 tầng. Sang thời Nguyễn nhiều hạng mục chùa được trùng tu tu bổ. Đợt trùng ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Dâu còn có tên gọi là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng Tự, Pháp Vân tự. Chùa thuộc địa phận thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Căn cứ vào các tài liệu, bia đá lưu giữ tại di tích cho biết: Chùa Dâu được khởi dựng năm 187 tới năm 226 hoàn thành. Nhiều danh sư nổi tiếng trong lịch sử đã đến chùa trụ trì tu hành, truyền bá đạo Phật, tiêu biểu như: Khâu Đà La, Mâu Bắc (thế kỷ II), Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương (thế kỷ III) và thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (thế kỷ VI) lập nên phái Thiền ở Việt Nam.

Qua diễn tình lịch sử, ngôi chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Đợt tu bổ lớn nhất vào thời vua Trần Anh Tông, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là người chỉ huy việc trùng tu, xây dựng chùa Dâu thành “Chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”. Tuy nhiên, Tam Quan, cầu chín nhịp, chợ âm dương không còn, tháp Hòa Phong còn lại 03 tầng. Sang thời Nguyễn nhiều hạng mục chùa được trùng tu tu bổ. Đợt trùng tu gần nhất vào năm 2001 đã khắc phục triệt để sự xuống cấp của công trình.

Kiến trúc di tích: Mặt bằng kiến trúc chùa Dâu theo kiểu “nội công ngoại quốc” gồm: cổng Tam quan 3 gian, Nhà Tiền thất 9 gian, 2 dãy hành lang mỗi bên 22 gian, Tháp Hòa Phong, Tiền đường 7 gian, Thiêu hương 3 gian, Thượng điện 1 gian 2 chái, Hậu đường 11 gian, nhà Tổ 5 gian, nhà Khách 7 gian, vườn tháp, các công trình phụ trợ khác. Nghệ thuật kiến trúc ở các tòa cơ bản đều theo một phong cách, bộ khung gỗ lim được cấu tạo bởi các bộ vì theo kiểu thức “Tiền kẻ hậu bẩy câu đầu trụ nóc”. Trên các đầu bảy, cốn ở tòa Tam bảo chạm nổi chủ đề rồng, mây mác, “Tứ linh”, “Tứ quý” và hoa lá. Đặc biệt ở tòa Thượng điện có hai bộ vì nóc hình lá đề chạm nổi lưỡng long chầu nguyệt, các trụ trốn chạm phỗng, hoa dây đặc trưng nghệ thuật chạm khắc thời Trần.

Giá trị di tích chùa Dâu: Di tích chùa Dâu là chốn Tổ đình của Phật giáo Việt Nam, với tín ngưỡng thờ Tứ Pháp đây là sự dung hòa giữ Phật giáo và tín ngưỡng bản địa tạo nên nét riêng của Phật giáo Việt Nam.

Qua thời gian, chùa Dâu còn bảo lưu được kho tàng khổng lồ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá như: chùa, tháp, tượng thờ, bia đá, sắc phong, đồ thờ tự, tín ngưỡng, lễ hội… Chùa Dâu không những đã minh chứng cho sự tồn tại của ngôi chùa trong lịch sử, mà còn cho biết nhiều thông tin quý giá về nhiều mặt như: lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo…của các thời đại trước đây.

Chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp còn mang đậm dấu ấn kiến trúc điêu khắc nghệ thuật của các thời Trần, Lê, Nguyễn; đặc biệt chùa Phi Tướng là công trình kiến trúc điêu khắc của thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) và chùa Dàn Câu là công trình kiến trúc nghệ thuật của hai thời Lê - Nguyễn đặc sắc còn bảo lưu  khá nguyên vẹn đến ngày nay.

Giá trị cảnh quan: Chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành là danh lam cổ tự, trung tâm Phật giáo lớn của nước ta với nhiều hạng mục công trình, hành lang, Thượng điện, đặc biệt có tháp Hòa Phong nằm ở trung tâm của chùa được bố trí hài hòa và phù hợp với khung cảnh xung quanh chùa.

Hàng năm, với giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc di tích chùa Dâu đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và hàng ngàn vạn Phật tử, quý khách thăm quan trong nước và quốc tế hành hương đến tham quan, chiêm ngưỡng, học đạo, hướng Phật. Chùa Dâu đang trở thành một “trọng điểm” du lịch văn hóa tâm linh của nước ta, góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước.

Dịch vụ mua sắm ẩm thực: Về với chùa Dâu du khách ra phố Dâu sẽ được thưởng thức các món ăn ẩm thực phong phú như: gà Hồ, cá sông, nem Bùi Xá và tương làng Đình Tổ.

Dịch vụ nghệ thuật: Vào dịp lễ hội, nhân dân tổ chức hát Quan họ Bắc Ninh, diễn chèo…

Dịch vụ quà lưu niệm: Chùa Dâu du khách mua quà lưu niệm gồm các sản phẩm mỹ nghệ làm như: vòng, khánh làm từ gỗ, đá...

Hướng dẫn viên: Tại chùa Dâu có thuyết minh viên do Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh trực. Thời gian trực là tất cả các ngày trong tuần.

Di tích quốc gia Chùa Dâu được công nhận điểm du lịch theo quyết định số 2393/QĐ-UBND  ký ngày 28/12/2018

Địa chỉ liên hệ: 

Ban Quản lý di tích tỉnh: Nguyễn Hồng Tình - 0898098828

Phòng VHTT huyện Thuận Thành: Nguyễn Thị Lan Phương - 0974871540

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí