Di tích Văn Miếu Bắc Ninh

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0898098828

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: tinhmessi@gmail.com

Địa chỉ: Phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Di tích thuộc phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh. Theo sách Đại Nam nhất thống chí và nội dung tấm bia đá dựng tại Văn miếu Bắc Ninh “trùng tu Bắc Ninh bi đình ký” dựng năm Nhâm Tí niên hiệu Duy Tân thứ 6 (1912) cho biết: “Văn miếu Bắc Ninh ở phía Đông Bắc tỉnh thành thuộc sơn phận xã Thị Cầu, huyện Võ Giàng, được tu bổ vào năm Gia Long thứ Nhất (1802), làm lại năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Năm Quý Tị, niên hiệu Thành Thái thứ 5 (1893) chuyển về núi Phúc Đức, tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng”. Như vậy Văn miếu Bắc Ninh được xây dựng trước thời Nguyễn (muộn nhất vào thời Lê). Đây là Văn miếu hàng tỉnh được xây dựng để thờ phụng và tế lễ “Đức Khổng Tử” người được tôn vinh là “Thánh sư” hay “Vạn thế sư biểu” và Tứ phối - các chư hiền của đạo Nho là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử (các vị được phối thờ với Khổng Tử). Theo nội dung tấm bia đá (bia bình phong) dựng giữa sân Văn miếu “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Di tích thuộc phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh. Theo sách Đại Nam nhất thống chí và nội dung tấm bia đá dựng tại Văn miếu Bắc Ninh “trùng tu Bắc Ninh bi đình ký” dựng năm Nhâm Tí niên hiệu Duy Tân thứ 6 (1912) cho biết: “Văn miếu Bắc Ninh ở phía Đông Bắc tỉnh thành thuộc sơn phận xã Thị Cầu, huyện Võ Giàng, được tu bổ vào năm Gia Long thứ Nhất (1802), làm lại năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Năm Quý Tị, niên hiệu Thành Thái thứ 5 (1893) chuyển về núi Phúc Đức, tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng”.

Như vậy Văn miếu Bắc Ninh được xây dựng trước thời Nguyễn (muộn nhất vào thời Lê). Đây là Văn miếu hàng tỉnh được xây dựng để thờ phụng và tế lễ “Đức Khổng Tử” người được tôn vinh là “Thánh sư” hay “Vạn thế sư biểu” và Tứ phối - các chư hiền của đạo Nho là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử (các vị được phối thờ với Khổng Tử).

Theo nội dung tấm bia đá (bia bình phong) dựng giữa sân Văn miếu “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký” (Bia ghi việc trùng tu Văn miếu Bắc Ninh) dựng vào tháng trọng đông năm Mậu Thìn niên hiệu Bảo Đại thứ 3 (tháng 11 năm 1928) thì Văn miếu Bắc Ninh được tu sửa, tôn tạo lớn vào năm này: “Đến tháng ấy người giữ quyền phụ trách công việc là ông Án sát sứ Bùi Phát Tường lãnh đạo các con em nhà nghề cùng nhau trổ hết tài năng khéo léo nhất tiến hành, trăm việc đều được nghiên cứu chu đáo. Thế là lần lượt các công trình được mọc lên, điện cao gác uốn, hành lang lượn, tường thấp xây gạch bao quanh tất thảy có 11 tòa thật trang nghiêm, đẹp đẽ”. Công trình kiến trúc Văn miếu lúc này gồm: Cổng Nghi môn, tòa Tiền tế 5 gian 2 dĩ, 2 bên hồi Hậu đường là 2 tòa Bi đình 5 gian 2 dĩ, 2 bên hồi Tiền tế là 2 tòa Tả vu Hữu vu, tại sân chính giữa cổng Nghi môn và tòa Tiền tế dựng bia bình phong.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), Văn miếu Bắc Ninh bị phá hủy nặng nề, hệ thống bia đá bị vùi dập, thất tán. Sau ngày hòa bình lập lại Văn miếu được tu sửa. Đến những năm cuối của thế kỷ XX, di tích chỉ còn các công trình Tiền tế, Hậu cung, 2 tòa Tả vu Hữu vu. Năm 2001, tỉnh Bắc Ninh đầu tư kinh phí trùng tu, tu bổ văn Miếu khang trang, to đẹp trở thành niềm tự hào của nhân dân địa phương.

Kiến trúc di tích:  Cổng di tích xây dựng Tam môn, cột trụ lồng đèn, hai trụ giữa đình đắp phượng tại thành trái giành, hai trụ bên đặt nghê chầu. Xung quanh lồng đèn, các ô chính đắp nổi kênh bong Tứ linh Tứ quý.

Trung tâm di tích là tòa Tiền tế gồm 5 gian hai dĩ dựng trên nền bó gạch cao hơn sân 55 cm. Phía trước mở cửa bức bàn 3 gian giữa, hai gian bên trổ cửa hình chữ Thọ. Hai hồi tường xây gạch kiểu bình đầu dật cấp, nối cánh phong, cột trụ lồng đèn, đình trải giành. Bờ nóc xây chỉ, hai đầu đắp rồng hóa, chính giữa là đôi rồng chầu mặt nguyệt.

Hậu đường kế tiếp sau Tiền đường và nối với nhau bằng một gian giải muống tạo thành chữ Công.  Nhà Hậu đường 5 gian được đục chạm Tứ quý. Hậu đường là nơi tôn thờ Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối.

Nối liền hai đầu hồi nhà Hậu đường, bên phải dựng nhà bia, bên trái nhà Tạo soạn, mỗi công trình 4 gian, dựng trên nền bó gạch thấp hơn Hậu đường. Kiến trúc theo lối kéo kìm, qua giang vợt.

Hai nhà tả vu, hữu vu dựng dọc hai bên sân trước Tiền đường, mỗi dãy 4 gian, hai dĩ, kiến trúc đơn giản kiểu bình đầu bít đầu, tường xây gạch, mái lợp ngói mũi, mở cửa cánh ván gian giữa.

Giá trị di tích: Di tích văn miếu Bắc Ninh nơi tôn thờ Khổng Từ, Tứ Phối, các vị tiên hiền, tiên triết, ghi danh các vị khoa bảng của xứ Kinh Bắc xưa. Với giá trị lịch sử, văn hóa, di tích là niềm tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương.

Qua thời gian di tích lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị đặc biệt là hệ thống bia Kim Bảng lưu phương ghi danh, quê quán các vị đại khoa của xứ Kinh Bắc trong suốt chiều dài khoa cử thời phong kiến.

Di tích văn miếu Bắc Ninh với những hạng mục kiến trúc được trùng tu, xây dựng phù hợp với không gian, cảnh quan tạo thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

Giá trị về cảnh quan: Văn Miếu Bắc Ninh được xây trên núi Phúc Sơn, thuộc khu 10 phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh. Núi Phúc Sơn là một ngọn núi mọc giữa vùng đồng bằng rộng lớn, trù phú là nơi có vận khí tốt nên được người xưa lựa chọn làm nơi xây dựng Văn Miếu. Di tích cùng với chùa tạo thành quần thể kiến trúc thâm nghiêm.

Dịch vụ mua sắm ẩm thực: Về tham quan khu di tích Văn Miếu Bắc Ninh du khách có thể tới một số địa điểm thuộc phường Đại Phúc thưởng thức như: quán vịt Trung Chính, cá Lăng, quán cá Anh Em…

Dịch vụ quà lưu niệm: Tại Văn Miếu Bắc Ninh có bán các quà lưu niệm đa dạng như: Chữ Hán thư pháp,  vật may mắn… Hay tới một số trung tâm thương mại lớn ở thành phố Bắc Ninh: Siêu thị Dabaco, Trung tâm thương mại Him Lam Palaza, Vincom Palaza…

Hướng dẫn viên: Di tích có thuyết minh viên trực tại điểm tất cả các ngày để hướng dẫn thuyết minh.

Địa chỉ liên hệ: 0974248968 - Nguyễn Văn Khánh.

Di tích Văn Miếu Bắc Ninh được công nhận điểm du lịch theo quyết định số 2393/QĐ-UBND ký ngày 28/12/2018

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí