Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0898098828

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: chuaphattich@gmail.com

Địa chỉ: Xã Phật Tích, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

Chùa Phật Tích có tên chữ là Vạn Phúc tự toạ lạc trên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha hay Non Tiên), nay thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách "Đại Việt Sử Ký toàn thư" và các dấu tích còn lại, cũng như các di vật tìm thấy ở khu vực chùa, thì Vạn Phúc tự đư­ợc xây dựng vào khoảng thế kỉ thứ VII - X và đư­ợc xây dựng thành Đại danh lam vào triều Lý Thánh Tông năm Đinh Dậu, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ 4 (1057). Thời Trần, chùa Phật Tích vẫn là một trong những trung tâm Phật giáo trong vùng. Năm Xương Phù thứ 8 (1384): Mùa xuân tháng Hai, Thượng Hoàng cho thi Thái học sinh ở chùa Vạn Phúc. Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông (năm 1686), chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Phật Tích có tên chữ là Vạn Phúc tự toạ lạc trên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha hay Non Tiên), nay thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Theo sách "Đại Việt Sử Ký toàn thư" và các dấu tích còn lại, cũng như các di vật tìm thấy ở khu vực chùa, thì Vạn Phúc tự đư­ợc xây dựng vào khoảng thế kỉ thứ VII - X và đư­ợc xây dựng thành Đại danh lam vào triều Lý Thánh Tông năm Đinh Dậu, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ 4 (1057).

Thời Trần, chùa Phật Tích vẫn là một trong những trung tâm Phật giáo trong vùng. Năm Xương Phù thứ 8 (1384): Mùa xuân tháng Hai, Thượng Hoàng cho thi Thái học sinh ở chùa Vạn Phúc.

Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông (năm 1686), chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà về tu ở chùa này.

Do chiến tranh tàn phá, toàn bộ chùa bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1947 chỉ còn lại một số di vật lớn. Năm 1991, với sự hảo tâm của khách thập phương và nhân dân trong vùng, chùa đ­ược xây dựng lại nhưng có qui mô nhỏ. Năm 2008, chùa được tu bổ, phục hồi với quy mô như ngày nay.

Kiến trúc di tích:  Hiện nay, Chùa được xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc" và nhiều lớp nhà tạo thành kiểu "trăm gian". Tổng thể công trình chùa Phật Tích được bố trí đăng đối. Không kể Tam quan và gác chuông đứng ở phía trước 11 gian Tiền đường, 3 gian Thiêu hương, 5 gian Thượng điện, 2 dãy hành lang mỗi bên 7 gian. Ngoài ra còn có dấu vết miếu Tiên - thờ bà Trần Ngọc Am, kiểu chữ Đinh 8 gian, nhà Tổ 8 gian. Tổng thể các công trình đều được xây dựng theo lối truyền thống. Trên đỉnh núi Phật Tích đặt pho tượng Phật Adi đà cao 10m. 

Chùa còn bảo lưu được 34 tháp (9 tháp bằng đá xanh, 25 tháp bằng gạch) và phần lớn được dựng vào thời Lê Trung Hưng (Tháp Phổ Quang, Viên Quang, Viên Minh, Viên Dung, Tông Ỷ, Bồ Đề, Báo Nghiêm…). Chính giữa vườn tháp là “ao rồng” hình chữ nhật, vách thẳng đứng, kè đá tảng đáy ao là một phiến đá lớn hình bán nguyệt chạm nổi hình rồng rất lớn, mặt cạnh phiến đá chạm hình sóng nước. Vườn tháp cùng hệ thống di vật cổ độc đáo có giá trị văn hóa nghệ thuật cao, đặc biệt là nền móng tòa tháp Phật và tượng Phật Adiđà độc đáo được xây dựng từ thời Lý đã đưa chùa Phật Tích trở thành ngôi chùa mang đậm bản sắc văn hóa Việt rất đáng được trân trọng, bảo tồn để lại cho muôn đời sau chiêm bái.

- Giá trị chùa Phật Tích: Chùa Phật Tích từ xưa tới nay là một trong những trung tâm tín ngưỡng thờ Phật, đồng thời là công trình lịch sử kiến trúc điêu khắc, nghệ thuật đặc sắc còn lại trên đất Bắc Ninh.

Hệ thống 12 tượng Thú đá được đặt trước cửa chùa, các hiện vật trang trí kiến trúc, trong đó có pho tượng Phật Adiđà, những pho tượng chậu, phù điêu... Những tấm bia đá là những trang sử vô giá cho biết về lịch sử ngôi chùa, những lần trùng tu tôn tạo, những người công đức trùng tu tôn tạo, những thông tin khác về lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo. Chùa Phật Tích luôn là danh lam cổ tự và là niềm tự hào của văn hiến xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Giá trị cảnh quan sinh thái: Chùa Phật Tích được xây dựng bên sườn núi Phật Tích. Đây là đoạn cuối của dãy Nguyệt Hằng có tên nôm là núi Chè, núi Phật Tích là núi đất, nhưng ở đó mọc lên muôn ngàn mỏm đá, đứng với thông reo. Vịn cỏ vượt đá trèo lên, đứng bên gốc thông già, nghe điệu nhạc của cây và gió lúc rìu rặt như tiếng đàn, tiếng sáo, lúc ào ào như tiếng mưa tuôn, nước chảy. Lên đến đỉnh núi cảnh sắc bốn bề như tranh vẽ: đằng sau dải Nguyệt Hằng nhấp nhô như con rắn xanh khổng lồ uốn khúc trườn mình trong đồng ruộng ra sông Đuống uống nước; đằng trước sông Đuống ngầu đỏ phù sa tựa dải lụa hồng phơi giữa đồng xanh. Dưới chân núi xóm làng ẩn hiện trong màu biếc của cây lá. Cảnh sắc này quả là miếng đất tốt để sinh ra bao chuyện thần kì như Từ Thức gặp tiên, Vương Chất gặp tiên. Về Phật Tích vào những đêm trăng sáng ta có thể nghe từ mọi sân nhà bao câu chuyện kỳ thú của người già kể lại cho cháu con.

Dịch vụ mua sắm ẩm thực: Về với chùa Phật Tích du khách được thưởng thức món cơm chay tại chùa. Cách chùa Phật Tích không xa có quán Vườn Sưa với nhiều món ăn dân dã như gà hấp, cá sông.

Dịch vụ quà lưu niệm: Chùa Phật Tích du khách mua qua lưu niệm phong phú gồm các sản phẩm mĩ nghệ làm như: vòng, khánh làm từ gỗ, đá. Đặc biệt có  phiên bản tượng  Phật Adiđà với chất liệu bằng bột đá, hay bằng đồng.

- Hướng dẫn viên: Tại chùa Phật Tích có thuyết minh viên do Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh trực thường xuyên, tất cả các ngày trong tuần.

- Địa chỉ liên hệ:: Nguyễn Hồng Tính  0898.098.828.

Chùa Phật Tích được công nhận điểm du lịch theo quyết định số 2393/QĐ-UBND ký ngày 28/12/2018

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí