Nghề gốm Phù Lãng
Nghề gốm Phù Lãng
Nghề gốm Phù Lãng
Nghề gốm Phù Lãng
Nghề gốm Phù Lãng

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0916977946

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: phulang@gmail.com

Địa chỉ: Xã Phù Lãng, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

Lịch sử hình thành:Trước năm 1945, xã Phù Lãng gồm các thôn: Phù Lãng Thượng, Phù Lãng Trung và Phù Lãng Hạ, thuộc xã Phù Lãng, tổng Phù Lương, huyện Võ Giàng. Hiện nay, Phù Lãng gồm thôn Thủ Công, Đoàn Kết và Phù Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Theo các cụ nghệ nhân trong làng cho biết nghề làm gốm ở địa phương có từ rất lâu đời, ông tổ nghề Phù Lãng là Lưu Phong Tú, người làng Kẻ Sặt, tỉnh Hải Dương.           Vào cuối triều Lý, ông Lưu Phong Tú được triều đình cử đi sứ sang nhà Tống. Trong dịp này, ông đã nghiên cứu, tìm tòi kỹ thuật làm gốm của người Trung Hoa. Khi về nước ông đã truyền dạy cho nhân dân địa phương ở quê nhà và cho cả nhân dân làng Phù Lãng. Từ đó nghề làm gốm ở Phù Lãng dần phát triển, Ông Lưu Phong Tú được nhân dân tôn thờ làm ông Tổ nghề làm gốm của làng. Phù Lãng cùng với làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà là ba trung tâm gốm của miền Bắc. Giá trị sản phẩm: Sản phẩm truyền thống ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lịch sử hình thành:Trước năm 1945, xã Phù Lãng gồm các thôn: Phù Lãng Thượng, Phù Lãng Trung và Phù Lãng Hạ, thuộc xã Phù Lãng, tổng Phù Lương, huyện Võ Giàng. Hiện nay, Phù Lãng gồm thôn Thủ Công, Đoàn Kết và Phù Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Theo các cụ nghệ nhân trong làng cho biết nghề làm gốm ở địa phương có từ rất lâu đời, ông tổ nghề Phù Lãng là Lưu Phong Tú, người làng Kẻ Sặt, tỉnh Hải Dương.

          Vào cuối triều Lý, ông Lưu Phong Tú được triều đình cử đi sứ sang nhà Tống. Trong dịp này, ông đã nghiên cứu, tìm tòi kỹ thuật làm gốm của người Trung Hoa. Khi về nước ông đã truyền dạy cho nhân dân địa phương ở quê nhà và cho cả nhân dân làng Phù Lãng. Từ đó nghề làm gốm ở Phù Lãng dần phát triển, Ông Lưu Phong Tú được nhân dân tôn thờ làm ông Tổ nghề làm gốm của làng. Phù Lãng cùng với làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà là ba trung tâm gốm của miền Bắc.

Giá trị sản phẩm: Sản phẩm truyền thống của làng gốm Phù Lãng xưa gồm hai loại: Gốm phục vụ tâm linh: Lư, đỉnh, và gốm gia dụng như; chum, vại, ấm đất, chậu cảnh, ang, bình với chất lượng cao, màu sắc đẹp đã được khách hàng khắp mọi miền đất nước ưa chuộng. Phương pháp sử dụng là bằng bàn xoay, in và đắp nổi. Từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân các sản phẩm làng nghề với chất liệu nen đặc trưng mầu da lươn ngoài giá trị về sử dụng còn có giá trị về thẩm mỹ. Một số sản phẩm tiêu biểu được nhiều người biết đến là lư hương. Kích thước cao khoảng 45 cm, rộng từ 13cm - 32cm.  Đề tài trang trí theo là tứ linh. Một lư hương đặt chính thường có chữ Hán, như chữ “Thọ” được bố cục khung hình tròn hoặc vung, thường viết theo lối chữ triện hay chữ “Thượng đẳng tối linh” viết theo lõi chân phương. Mặt trước chạm một đôi rồng chầu mặt trời, hai bên chạm đối xứng một đôi rồng và một đôi hạc đứng lưng trên lưng rùa, phía rưới là lân. Mặt sau chính giữa chạm khạc xòe rộng cánh cùng đôi rông chầu chữ thộ trong khung tròn. Phần đế trổ thúng diền hao văn hoa lá. Hiện nay, do nhu cầu của xã hội, người dân làng Phù Lãng còn làm nhiều tranh gốm với các chủ đề khác nhau tạo nên sự phong phú, tài hoa của người thợ làng nghề xứ Kinh Bắc.

Giá trị cảnh quan: Nằm ven sông Cầu, Phù Lãng có điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế nói chung và nghề làm gốm truyền thống nói riêng. Về tham làng Phù Lãng du khách được tham gia trải nghiệm sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống, còn được tìm hiểu về phong tục, tập quán  tham quan các di tích lịch sử văn hóa của địa phương như: đình, chùa…

Di tích lịch sử:- Chùa Phú Lãng Thượng: Chùa có tên chữ là Vĩnh Phúc tự được xây dựng quy mô lớn vào thời Lê trên núi Cáng với các hạng mục công trình: Tam bảo, Tam quan, nhà Tổ, nhà Mẫu và cây tháp đá “Báo ân tháp”. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị tàn phá. Năm 1981, trên nền đất xưa, nhân dân xây dựng chùa với kiến trúc theo lối chữ Đinh gồm: 5 gian tiền đường, 2 gian thượng điện. Bên cạnh có nhà tổ, nhà mẫu.

- Chùa Phù Lãng Trung: Theo các thư tịch cổ chùa được xây dựng từ thời Lý, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo vào thời Lê, Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị phá hủy. Năm 1996, nhân dân địa phương xây dựng lại chùa với quy mô lớn gồm: Tam quan, gác chuông, Nhà khách, Tam bảo, nhà Tổ. Di tích còn lưu lại được nhiều tượng phật có giá trị với niên đại thời Nguyễn.

- Đình Phù Lãng. Đình có lịch sử lâu đời, tới thời Lê được xây dựng với quy mô lớn với 07 gian Tiền tế, 02 gian Hậu cung. Tuy nhiên trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị phá hủy. Năm 2014, đình được khôi phục theo lối chữ Đinh gồm: 5 gian tiền tế, 02 gian Hậu cung. Giá trị của di tích ở các mảng chạm khắc mang đậm nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn.

Nghệ nhân của làng: Theo thống kê số người làng Phù Lãng nắm giữ tri thức về nghề gốm ở địa phương có hàng trăm người. Một số nghệ nhân trẻ có khả năng như:

+ Nghệ nhân: Nguyễn Văn Thiều - Thôn Phù Lãng, xã Phù Lãng;

+ Nghệ nhân: Nguyễn Văn Ngọc - Thôn Thủ Công, xã Phù Lãng.

Một số cơ sở gồm lớn gồm:

+ Gốm Thành, thôn Phù Lãng, xã Phù Lãng;

+ Gốm Bẩy Xá, thôn Phù Lãng, xã Phù Lãng;

+ Gốm Tuệ, thôn Phù Lãng, xã Phù Lãng;

+ Gốm Hồng Duyên, thôn Thủ Công, xã Phù Lãng.

+ Gốm Hòa Thịnh, thôn Phù Lãng, xã Phù Lãng.

Dịch vụ nghệ thuật: Về với làng Phù Lãng vào dịp lễ giỗ tổ nghề ngày 7 tháng giêng hàng năm nhân dân địa phương thường tổ chức các hoạt động vui chơi đặc biệt có tổ chức hát Quan họ, hát chèo…

- Dịch vụ ấm thực: Về Phù Lãng du khách có dịp trải nghiệm cuộc sống ở địa phương, thượng thức một số món ăn từ sông như: tôm sông, cùa da…

- Hướng dẫn viên: Tới làng Phù Lãng du khách được các chủ xưởng những nghệ nhân trực tiếp hướng dẫn về quy trình sản xuất và được trải nghiệm sản xuất gốm.

- Điện Thoại: 0916977946. Nguyễn Văn Thức

- Địa chỉ liên hệ: gomphulang.com.vn.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)