Tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0362181135

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: dongho@gmail.com

Địa chỉ: Thôn Đông Hồ Xã Song Hồ, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh

Tranh dân gian Đông Hồ là loại tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ. Hiện nay, vẫn chưa xác định được thời điểm ra đời của dòng tranh dân gian Đông Hồ trong lịch sử. Trong văn bia lưu lại ở đình có niên đại từ thế kỷ XVII –XVIII ghi lại rằng làng Hồ đông đúc, tấp nập, trên bến dưới thuyền nô nức người phương xa đến buôn tranh đi các tỉnh. Như vậy tranh dân gian Đông Hồ đã phát triển thành làng nghề từ vài trăm năm nay. Chủ nhân của những bức tranh dân gian là những người nông dân, sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.           Tranh dân gian Đông Hồ là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ truyền, nó gắn liền với phong tục, tập quán, sinh hoạt, nếp nghĩ và phù hợp với tâm lý cũng như phần nào thỏa mãn nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của người nông dân. Giá trị sản phẩm: Về nghệ thuật, tranh Đông Hồ có rất nhiều giá trị độc đáo. Song cái độc nhất vô nhị của tranh dân gian Đông Hồ chính là việc sử dụng màu, ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Tranh dân gian Đông Hồ là loại tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ. Hiện nay, vẫn chưa xác định được thời điểm ra đời của dòng tranh dân gian Đông Hồ trong lịch sử. Trong văn bia lưu lại ở đình có niên đại từ thế kỷ XVII –XVIII ghi lại rằng làng Hồ đông đúc, tấp nập, trên bến dưới thuyền nô nức người phương xa đến buôn tranh đi các tỉnh. Như vậy tranh dân gian Đông Hồ đã phát triển thành làng nghề từ vài trăm năm nay. Chủ nhân của những bức tranh dân gian là những người nông dân, sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.

          Tranh dân gian Đông Hồ là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ truyền, nó gắn liền với phong tục, tập quán, sinh hoạt, nếp nghĩ và phù hợp với tâm lý cũng như phần nào thỏa mãn nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của người nông dân.

Giá trị sản phẩm: Về nghệ thuật, tranh Đông Hồ có rất nhiều giá trị độc đáo. Song cái độc nhất vô nhị của tranh dân gian Đông Hồ chính là việc sử dụng màu, tất cả đều là màu của cỏ cây, hoa lá…bức tranh được tạo thành hoàn toàn từ các mảng màu cái xếp liền nhau, không có sự vờn vẽ…. Vậy nhưng, tất cả như hòa quện, ăn nhập tuyệt đối. Có thể nói, nghệ nhân làng Đông Hồ đã sử dụng nghệ thuật hội họa để làm nên vẻ đẹp bất ngờ…khó tái gặp trong lịch sử mỹ thuật.

Về nội dung, tranh Đông Hồ “sáng bừng trên giấy điệp” vì nó phản ánh sâu sắc, toàn diện đời sống tinh thần-vật chất của con người- xã hội, theo quan điểm mỹ học dân gian độc đáo. Đó là những bức tranh khắc họa tài tình ước mơ ngàn đời của người lao động về một gia đình ấm no, thuận hòa , hạnh phúc, một xã hội công bằng, tốt đẹp. Đó là những trò vui chơi dân gian lành mạnh nhưng không kém vui nhộn (đánh vật, múa sư tử, rước rồng…) được diễn tả bằng màu sắc. Đó là bức tranh thờ được coi là tranh chủ - nhà nhà treo trang nghiêm nơi thờ cúng tổ tiên, những bức tranh rực rỡ hình ảnh các anh hung dân tộc(Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi) góp phần đưa mọi người trở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, từ đó khơi dậy lòng yêu nước, thương nòi cho các thế hệ. Cũng không ít những bức tranh lột tả nhiều các thói hư, tật xấu, các điều ngang trái, bất công trong xã hội (đánh ghen, lão ca giảng độc, tiến sĩ chuột vinh quy…).

  Với những nội dung phong phú, đa dạng phù hợp tâm tư nguyện vọng, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động tranh dân gian Đông Hồ như “hòa trong máu, thấm trong thịt, bám trong tâm khảm” biết bao thế hệ của dân tộc, cho tới tận hôm nay, tranh dân gian Đông Hồ không chỉ là di sản vô cùng quý báu  trong kho tàng nghệ thuật dân tộc ta, mà đã có một vị trí quan trọng trong lịch sử mỹ thuật thế giới.

Giá trị cảnh quan: Đông Hồ ngày nay thuộc thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đông Hồ xưa có tên là làng Mái vốn là làng Việt cổ nằm bên bờ nam sông Đuống. Đông Hồ nằm ở phía Bắc ở huyện Thuận Thành. Từ Đông Hồ theo sông Đuống về phía Tây có thể về Hà Nội, về phía Đông về huyện Gia Bình. Bên kia sông Đuống là xã Cảnh Hưng, Phật Tích một trung tâm phật giáo lớn của Bắc Ninh thời Lý. Xuôi theo đê sông Đuống vài km là tới lăng Kinh Dương vương , qua chùa Dâu… tạo cho địa phương thuận lợi trong giao thương kinh tế, văn hóa.

          Di tích lịch sử:

          + Đình Đông Hồ:  Căn cứ vào những di vật còn lại ở đây thì đình làng Đông Hồ được xây dựng vào thời Lê, trùng tu sửa chữa lớn vào thời Nguyễn.

          Công trình kiến trúc có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian Tiền tế và 2 gian Hậu cung, quay hướng Bắc. Bộ vì liên kết kiểu kẻ truyền con chồng, mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch vuông. Đình thờ 1 vị thần là: Phổ Tế Trần Bắc Lực Sỹ đại vương. Ngoài ra đình còn phối thờ các bậc tiên hiền. Xưa đình Tranh là địa điểm dân làng bày bán tranh dân gian Đông Hồ vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch. Lễ hội tổ chức tại đình từ ngày 14 đến 18 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong dịp lễ hội, làng tổ chức hội thi mã (thi làm đồ mã) hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

          Đình Tranh đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật - Quyết định số 74 BT/QĐ, ngày 2/2/1993.

          Đình Tú Khê: Đình Tú Khê hiện nay có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 3 gian 2 dĩ Tiền tế và 2 gian Hậu cung xây dựng theo phong cách truyền thống. Theo nội dung thần tích - thần sắc năm 1938 đình Tú Khê thờ 1 vị thần là: Cao Biền có công dẹp giặc Nam Hán thời Đường, đắp thành Đại La.

           Lễ hội ở đình làng tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch.

          Chùa  Đông Khê: Chùa có tên là Tâm Phúc còn gọi là chùa Cuối được khởi dựng từ thời Lê, trùng tu sửa,  chữa lớn vào thời Nguyễn. Chùa nằm phía Tây Bắc làng, quay hướng Tây Nam, bình đồ kiến trúc hình chữ Đinh gồm 3 gian Tiền đường và 3 gian Thượng điện. Hiện vật ở chùa chủ yếu là hệ thống tượng Phật bằng gỗ và các đồ thờ tự như: nồi hương, lọ hoa… Đặc biệt chùa còn lưu giữ 6 tấm bia đá “Hậu phật bi ký” và “Hậu kỵ bi ký” dựng khắc vào các năm 1580, 1739, 1782, 1905.

          + Đền làng Đông Khê: Theo các tài liệu và nhân dân địa phương thì đền có từ lâu đời, qua nhiều lần trùng tu tu bổ.Đền Đông Khê có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 3 gian Tiền tế và 2 gian Hậu cung. Vì kèo liên kết đơn giản, cốn chạm hồi văn, cấu kiện gỗ được bào trơn đóng bén. Di tích bảo lưu 2 đạo sắc phong do vua ban tặng vào các năm 1917, 1924 và các đồ thờ tự khác. Căn cứ vào nội dung sắc phong thì đền làng Đông Khê thờ 1 vị thần là Diệu Linh công chúa.

          - Nghệ nhân của làng: Theo thống kê hiện nay làng nghề còn 02 gia đình sản xuất tranh với các nghệ nhân được nhà nước phong tặng gồm:

          + Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh: Thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành.

          + Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả; Thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành.

          + Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế; Thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành.

          + Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm; Thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành.

          Dịch vụ nghệ thuật: Về với làng Đông Hồ vào dịp lễ giỗ tổ nghề ngày 14 tháng 3 hàng năm nhân dân địa phương thường tổ chức các hoạt động vui chơi đặc biệt có tổ chức hát Quan họ, hát chèo…

          Dịch vụ ẩm thực: Về Đông Hồ du khách có dịp trải nghiệm cuộc sống ở địa phương, tham quan quy trình làm tranh và thưởng thức các món ẩm thực từ gà gồ, nem Bùi Xá và tương Đình Tổ tại một số nhà hàng tại thị trấn Hồ như: Sơn Thảo…

          Hướng dẫn viên: Tới làng Đông Hồ du khách được các chủ xưởng - nghệ nhân, trực tiếp hướng dẫn về quy trình sản xuất và được trải nghiệm sản xuất tranh.

          Điện Thoại liên hệ:  0362181135; 0966405957 - Nguyễn Thị Oanh

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí