Đình Đình Bảng
Đình Đình Bảng

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0978543267

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 7:00 CH

Email: dinhbang@gmail.com

Địa chỉ: Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh

Lịch sử di tích: Đình được xây dựng thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Theo các nguồn tư liệu ở địa phương thì đình làng Đình Bảng (tên nôm là đình làng Báng) vốn xưa ở phía Đông của đầu làng gọi là Miếu Thượng. Vì chật hẹp khi vào đám hội hè không đủ chỗ ngồi và ở ngoài làng không tiện đi lại. Vào thời Lê Trung Hưng - Niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 - đời vua Lê Ý Tông (1736) do một ông quan người làng là Nguyễn Thạc Lượng hưng công xây dựng và được hoàn thành sau hàng chục năm. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, hai tòa Tả vu, Hữu vu của di tích bị phá hủy.  Đình làng Đình Bảng là nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch đã về thăm Đình Bảng (ngày 13/9/1945). Ngày 4/2/1946, Hồ Chủ tịch lại về Đình Bảng và xem xét địa điểm có ý định chọn đình Đình Bảng là nơi họp dự bị của Quốc hội nước Việt Nam ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lịch sử di tích: Đình được xây dựng thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Theo các nguồn tư liệu ở địa phương thì đình làng Đình Bảng (tên nôm là đình làng Báng) vốn xưa ở phía Đông của đầu làng gọi là Miếu Thượng. Vì chật hẹp khi vào đám hội hè không đủ chỗ ngồi và ở ngoài làng không tiện đi lại. Vào thời Lê Trung Hưng - Niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 - đời vua Lê Ý Tông (1736) do một ông quan người làng là Nguyễn Thạc Lượng hưng công xây dựng và được hoàn thành sau hàng chục năm. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, hai tòa Tả vu, Hữu vu của di tích bị phá hủy.

 Đình làng Đình Bảng là nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch đã về thăm Đình Bảng (ngày 13/9/1945). Ngày 4/2/1946, Hồ Chủ tịch lại về Đình Bảng và xem xét địa điểm có ý định chọn đình Đình Bảng là nơi họp dự bị của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (khóa I).

Kiến trúc di tích: Đình tọa lạc trên khu đất cao giữa làng, quay hướng chính Nam. Phía trước đình là ao làng rộng thoáng – đây là dấu tích còn lại của dòng sông Tiêu Tương cổ xưa. Công trình kiến trúc là một tòa Đại đình đồ sộ, bình đồ kiến trúc kiểu chữ Công gồm 7 gian 2 chái, gồm tòa Tiền đình và tòa Hậu cung liên kết với nhau bằng nhà chuyển bồng.

 

Tòa Tiền đình kiến trúc kiểu 4 mái, 4 đầu đao cong thanh thoát, mái có độ dốc lớn, toàn bộ ngôi đình lợp ngói mũi hài, bờ nóc, bờ dải trang trí gạch rỗng hoa chanh, 2 đầu trang trí những con thú và đề tài "Tứ linh", "Tứ quý" theo thể đăng đối. Bộ khung chịu lực của đình kết cấu toàn bộ bằng gỗ lim chắc chắn. Các bộ vì kết cấu theo kiểu thức truyền thống: Thượng con chồng, giá chiêng, hạ câu đầu kẻ, bẩy và bố cục theo tỷ lệ thượng tam, hạ tứ. Hệ thống cột gồm toàn bộ 60 chiếc cột rất to chắc chắn. Cột cái đường kính 65cm, cột quân 55cm - tất cả kê trên các tảng đá xanh nguyên khối hình vuông, 2 bên đình lát ván sàn, gian giữa không lát ván sàn mà để trống lát nền gạch Bát Tràng chạy thẳng vào Hậu cung (kiến trúc kiểu lòng thuyền). Xung quanh bưng kín bằng toàn bộ ván gỗ và hệ thống cửa bức bàn ở cả 4 phía.

Từ nhà chuyển bồng sâu vào trong lòng tòa Hậu cung dài 10m, toà  Hậu cung rộng 12,5m để 3 cửa bức bàn phía trước và 2 bên đầu hồi. Đây là nơi đặt ngai thờ, bài vị thần và các đồ thờ.

Nghệ thuật trang trí chạm khắc trên các cấu kiện gỗ từ ngoài vào trong ở đình rất tinh xảo: Hệ thống ván gió, bẩy, câu đầu, cốn, đầu dư, xà, bức cửa võng trạm khắc tỉ mỉ, với nghệ thuật chạm nổi, chạm bong kênh điêu luyện, các đề tài "Tứ linh", "Tứ quý" với biến thể phong phú, gồm hình tượng rồng, mây vẫn chiếm phần chủ đạo. Rồng đơn, rồng mẹ, rồng con, rồng ổ, rồng đàn, ngũ long tranh châu (5 rồng tranh ngọc quý), 6 rồng bay lên trời, đầu rồng trên đầu bẩy, rồng chầu trên bức cửa võng… Tất cả có tới hàng trăm bức tranh sống động, không trùng lặp nhau

Nghệ thuật và quy mô kiến trúc độc đáo, tinh xảo nên từ xưa đình làng Đình Bảng đã được lưu truyền trong dân gian là ngôi đình đệ nhị của xứ Bắc:

Thứ Nhất là đình Đông Khang

Thứ Nhì Đình Báng, vẻ vang đình Diềm.

Giá trị di tích: Đình Đình Bảng công trình kiến trúc có quy mô lớn, tiêu biểu của Bắc Ninh và của đất nước. Thông qua nghiên cứu di tích sẽ giúp cho ta hiểu rõ về nghệ thuật kiến trúc, trang trí, mỹ thuật thời Lê Trung Hưng.

Đình Đình Bảng nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, nơi đây là một cơ sở cách mạng quan trọng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám  năm 1945 của dân tộc.

Ngoài ra, di tích còn bảo lưu được nhiều tư liệu có giá trị như hoành phi, câu đối góp phần nghiên cứu giá trị của khu di tích.

Giá cảnh quan: Theo các cụ cao niên địa phương cho biết Đình Đình Bảng được dựng trên một khu đất cao truyền rằng hình con nhện khổng lồ ở trung tâm làng. Đình trông về hướng Nam. Qua gần 300 năm đình Đình Bảng vẫn uy nghi, bề thế. Đình được các thế hệ người dân làng Báng quan tâm tu sửa, trùng tư tôn tạo nhưng không làm thay đổi diện mạo và giá trị nghệ thuật công trình.

Dịch vụ mua sắm ẩm thực: Về di tích đình Đình Bảng du khách được thưởng thức bánh phu thê do các nghệ nhân người địa phương làm. Đây là loại bánh có lịch sử hàng nghìn năm với nguyên liệu sẵn có tại địa phương, qua bàn tay khéo léo của người thợ bánh đã làm ra được sản phẩm đặc sắc mang hương vị đặc trưng của vùng quê Kinh Bắc. Ngoài ra, du khách cũng có thể tới một số nhà hàng để thưởng thức các món ăn đặc trưng ở Từ Sơn.

Dịch vụ nghệ thuật: Không

Dịch vụ quà lưu niệm: Cách không xa đình Đình Bảng là đền Đô. Tại đền Đô du khách có nhu cầu mua sắm có thể xem các sản phẩm lưu niệm bằng gỗ, đá thủ công hoặc tới làng nghề gỗ Đồng Kỵ mua các sản phẩm truyền thống từ gỗ các loại. Hay di chuyển tới một số trung tâm thương mại lớn trên địa bàn thị xã như: siêu thị Trần Anh, siêu thị Anh Đức, siêu thị  Pico..

Hướng dẫn viên: Tại khu di tích đền thờ không có hướng dân viên. Tuy nhiên du khách có nhu cầu sẽ được các cụ trông coi đền hướng dẫn về lịch sử, giá trị khu di tích.

Địa chỉ liên hệ: 0978543267 - Nguyễn Danh Mã (Trưởng ban Quản lý Khu di tích).

Hướng dẫn viên du lịch:

- Đặng Thị Điệp,  Điện thoại: 0385.494.887; 

- Đặng thị Tố Hoa,  Điện thoại: 0982.842.997;

- Nguyễn Thị Lương, Điện thoại: 0982.497.752

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí