Đền thờ Thái Sư Lê Văn Thịnh
Đền thờ Thái Sư Lê Văn Thịnh

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: tinhmessi@gmail.com

Địa chỉ: Thông Bảo Tháp, Xã Đông Cứu, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh Xã Đông Cứu, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh Lịch sử di tích: Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh được xây dựng trên núi Thiên Thai, thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình. Là nơi tôn thờ, tưởng niệm danh nhân Lê Văn Thịnh người đỗ đầu trong kỳ thi Minh Kinh bác học năm 1075. Ngôi đền thờ vốn được khởi dựng từ lâu đời nhưng trải qua năm tháng bị phá hủy còn lại dấu ấn trùng tu thời Lê Trung Hưng. Bên cạnh đền là ngôi chùa Thiên Thư tự, truyền rằng đây vốn xưa là nhà Thái sư Lê Văn Thịnh, khi ông bị vu oan vào tội hóa hổ ở hồ Dâm Đàm và bị đi đầy ông đã báo về quê để “hóa gia vi tự” ngôi nhà mình ở. Cổng đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh Đền Lê Văn Thịnh được nhân dân trùng tu tôn tạo từ năm 2002, tới năm 2008 đền tiếp tục được trùng tu, tu bổ nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Kiến trúc di tích: Di tích có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh gồm Tiền tế 3 gian, 2 dĩ, Hậu cung 2 ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh

Lịch sử di tích: Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh được xây dựng trên núi Thiên Thai, thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình. Là nơi tôn thờ, tưởng niệm danh nhân Lê Văn Thịnh người đỗ đầu trong kỳ thi Minh Kinh bác học năm 1075. Ngôi đền thờ vốn được khởi dựng từ lâu đời nhưng trải qua năm tháng bị phá hủy còn lại dấu ấn trùng tu thời Lê Trung Hưng. Bên cạnh đền là ngôi chùa Thiên Thư tự, truyền rằng đây vốn xưa là nhà Thái sư Lê Văn Thịnh, khi ông bị vu oan vào tội hóa hổ ở hồ Dâm Đàm và bị đi đầy ông đã báo về quê để “hóa gia vi tự” ngôi nhà mình ở.

Cổng đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh

Đền Lê Văn Thịnh được nhân dân trùng tu tôn tạo từ năm 2002, tới năm 2008 đền tiếp tục được trùng tu, tu bổ nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Kiến trúc di tích: Di tích có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh gồm Tiền tế 3 gian, 2 dĩ, Hậu cung 2 gian, bộ khung vì kèo kiểu “giá chiêng, con chồng”, phía trước là hệ thống cửa bức bà, hai bên có cột đồng trụ. Phía trái khu di tích là ban thờ rồng đá được đặt trong nhà chồng diêm 8 mái. 

Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh

Giá trị khu di tích: Khu di tích đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh một danh nhân khoa bảng, nhà chính trị xuất sắc của dân tộc. Qua thời gian, di tích còn lưu giữ được những di vật, cổ vật có giá trị đặc sắc như: Thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối… đặc biệt có rồng đá được Thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Hàng năm, di tích là trung tâm hoạt động sinh hoạt văn hóa, đặc biệt có tổ chức lễ hội Thập Đình với sự tham gia của nhân dân trong vùng với nhiều hoạt động rước, tế đặc sắc.

Di tích còn là nơi giáo dục truyền thống khoa bảng hiếu học của xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh đặc biệt với thế hệ trẻ.

 

Giá trị cảnh quan: Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh được xây dựng trên núi Thiên Thai là ngọn núi bậc nhất của huyện Gia Bình. Mạch nguồn núi từ núi Phật Tích nen theo bờ trái sông Thiên Đức rồi khởi lên ở địa phận thôn Môn Ải bên hữu ngạn sông. Núi không cao nhưng xinh đẹp, nhiều di tích cổ kính là một danh thắng của đất Bắc Ninh. Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh cùng chùa Thiên Tư, đình làng Bảo Tháp tạo thành quần thể di tích thâm nghiêm nằm bên núi Thiên Thai hài hòa về không gian là tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, sinh thái của huyện Gia Bình.

Dịch vụ mua sắm ẩm thực: Về di tích đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh du khách xuôi 3 km về thị trấn Đông Bình của huyện Gia Bình sẽ được thưởng thức món ăn đồng quê tại quán Mái Lá. Vào dịp từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch hàng năm có món cua da là đặc sản sông Đuống.

Dịch vụ nghệ thuật: Về di tích vào dịp lễ hội du khách được thưởng thức nghệ thuật chèo, quan họ do người con quê hương biểu diễn.

Dịch vụ quà lưu niệm: Từ di tích du khách xuôi về thị trấn Đông Bình, theo quốc lộ 17 5 km du khách về tham làng nghề đúc đồng Đại Bái. Tại đây, du khách có thể mua được nhiều đồ lưu niệm do làng nghề thủ công gò đồng Đại Bái sản xuất như: Dụng cụ sinh hoạt, đồ thờ, tranh đồ trang trí bằng đồng. Hoặc có thể theo quốc lộ 17 khoảng 6 km về làng tre trúc Xuân Lai mua các sản phẩm của làng nghề như: tranh tre, các sản phẩm gia dụng ghế, bàn…

Hướng dẫn viên: Tại khu di tích đền thờ Lê Văn Thịnh không có thuyết minh viên hàng ngày. Du khách có nhu cầu tìm hiểu lịch sử văn hóa khu di tích được ông từ đền hướng dẫn.

Địa chỉ liên hệ: 0912087594 - Nguyễn Thị Thảo Mai

Phòng VHTT Gia Bình: Nguyễn Trung Tuy: 0983793762

Di tích Đền thờ Lê Văn Thịnh được công nhận điểm du lịch theo quyết định số 2393/QĐ-UBND ký ngày 28/12/2018

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí