Làng Quan Họ Viêm Xá
Làng Quan Họ Viêm Xá
Làng Quan Họ Viêm Xá

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0972181744

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 7:00 CH

Email: viemxa@gmail.com

Địa chỉ: Làng Viêm Xá, Xã Hòa Long, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Lịch sử làng: Làng Viêm Xá có tên nôm là làng Diềm, xưa thuộc tổng Châm Khê, huyện Võ Giàng, nay thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Thời kỳ đầu khai phá mở đất làng có tên là Viêm Ấp, Viêm Trang.    Làng Diềm trù mật tọa lạc dưới chân núi Kim Sơn, bên bờ sông Cầu thơ mộng. Toàn bộ làng hình thoi giáp sông Cầu ở phía Tây, còn lại các mặt giáp với các làng quan họ gốc như: Hữu Chấp, Xuân Đồng, Xuân Ái, Xuân Viên… soi bóng dưới núi Kim Sơn tạo thành phong cảnh hữu tình. Hiện nay làng Diềm với diện tích 175ha, dân số trên 4000 người. Về dân ca quan họ Bắc Ninh: Theo Thần tích được lưu giữ tại đền vua Bà ở làng Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh cho biết về lai lịch, công trạng của bà với nhân dân địa phương. Thủy tổ Quan họ Đức Vua Bà là con gái vua Hùng vương thứ V. Đến tuổi cập kê, theo phong tục truyền thống, nhà vua đã cho tổ chức hội cướp cầu để kén chọn phò mã. Tuy ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lịch sử làng: Làng Viêm Xá có tên nôm là làng Diềm, xưa thuộc tổng Châm Khê, huyện Võ Giàng, nay thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Thời kỳ đầu khai phá mở đất làng có tên là Viêm Ấp, Viêm Trang.    Làng Diềm trù mật tọa lạc dưới chân núi Kim Sơn, bên bờ sông Cầu thơ mộng. Toàn bộ làng hình thoi giáp sông Cầu ở phía Tây, còn lại các mặt giáp với các làng quan họ gốc như: Hữu Chấp, Xuân Đồng, Xuân Ái, Xuân Viên… soi bóng dưới núi Kim Sơn tạo thành phong cảnh hữu tình. Hiện nay làng Diềm với diện tích 175ha, dân số trên 4000 người.

Về dân ca quan họ Bắc Ninh: Theo Thần tích được lưu giữ tại đền vua Bà ở làng Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh cho biết về lai lịch, công trạng của bà với nhân dân địa phương. Thủy tổ Quan họ Đức Vua Bà là con gái vua Hùng vương thứ V. Đến tuổi cập kê, theo phong tục truyền thống, nhà vua đã cho tổ chức hội cướp cầu để kén chọn phò mã. Tuy nhiên Bà đã không chấp nhận sánh duyên cùng người thắng cuộc mà lại xin ân điển của nhà vua để được chu du sơn thủy một thời gian. Khi Bà cùng các thị nữ vừa ra khỏi kinh thành thì một cơn mưa lớn ập đến, giông gió nổi lên dữ dội và một cơn lốc đã cuốn phăng cả đoàn người lên trời rồi giáng hạ xuống ấp Viêm Trang (thôn Viêm Xá ngày nay). Vốn nơi đây là một vùng đất hoang vu với cây đước và lau sậy um tùm rậm rạp. Bà đã cho đắp bờ, phá đất, lập nên ruộng đồng, làng xóm và dựng vợ gả chồng cho mọi người. Bên cạnh việc dạy dân cách làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, trồng mía, kéo mật… Bà còn sáng tác nhiều bài ca và dạy cho các nam thanh nữ tú nghệ thuật ca hát. Khi bà mất được nhân dân tôn là Thủy tổ Quan họ và lập đền thờ. Dân ca quan họ Bắc Ninh từ làng Diềm đã lan tỏa ra khắp dải đất quanh vùng.

 Di tích lịch sử văn hóa:

          + Đình Viêm Xá nằm trong quần thể di tích đình, đền, chùa. Di tích tọa lạc trên khu đất cao đầu làng, chếch hướng Đông Nam.

          Đình xưa có quy mô 7 gian. Trong kháng chiến chống Pháp những năm 1947, đình bị phá hủy một phần. Năm 1953, nhân dân đóng góp công của tu bổ đình với quy mô 5 gian Đại đình, nối với Hậu cung qua ông muống tạo thành chữ Công.

          Giá trị của đình Diềm thể hiện ở 30 đạo sắc phong có niên đại thời Lê và Nguyễn. Đặc biệt di tích còn bảo lưu được bức của võng chạy dài từ thượng lương trên độ cao 7 m xuống tận nền đình. Với quy mô, giá trị nghệ thuật, đình làng Diềm đã đi vào câu ca của người dân xứ Kinh Bắc:

Thứ nhất là đình Đông Khang

Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm.

          Di tích được Bộ Văn hóa, Thông tin xếp hạng di tích lịch sử năm 1964.

          + Chùa Viêm Xá: chùa có tên chữ là Hương Sơn tự. Theo văn bia ở địa phương cho biết, đầu thế kỷ XVII chùa đã trở thành một danh lam cổ đẹp. Chùa nằm ở phía trước của làng, hướng Đông Nam. Bình đồ kiến trúc theo lối chữ Đinh gồm 5 gian Tiền đường, 3 gian thượng điện. Ngoài ra còn có công trình Nhà tổ, Nhà mẫu, Tam quan. Giá trị di tích thể hiện qua hệ thống tượng gỗ phong phú là tác phẩm nghệ thuật thời Lê - Nguyễn.

          + Đền thờ đức vua Bà được khởi dựng từ lâu đời với nhiều lần trung tu, tôn tạo. Kiến trúc kiểu chữ Nhị, gồm 2 công trình chính là tòa Tiền tế và Hậu cung, ngoài cùng là công Nghi môn tất cả quay hướng Đông Nam. Là một công trình kiến trúc không đồ sộ, không cầu kỳ nhưng đền vua Bà có giá trị lịch sử văn hóa, giá trị nhân văn văn cao bởi vai trò và các tài liệu hiện vật còn tàng trữ trong di tích. Hiện nay, các hiện vật di tích được bảo lưu bao gồm hoành phi, câu đối, ngai thờ và những quả cầu đỏ phục vụ cầu đảo khi gặp hạn hán. Di tích đền thờ Vua bà là di tích duy nhất thờ thủy tổ Quan họ của tỉnh Bắc Ninh. Di tích được Bộ Văn hóa, Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1994.

          + Đền Cùng: Đền nằm ở đầu làng Viêm Xá. Theo tư liệu năm 1726 đền đã được xây dựng với quy mô lớn. Di tích thờ Ngọc Dung và Thủy Tiên những người có công với vương triều nhà Lý, phù giúp bảo vệ dân làng. Tuy nhiên qua thời gian đền bi phá hủy. Năm 1994, trên nền xưa, đất cũ nhân dân xây dựng lại đền. Đền có kiến trúc theo lối chữ Đinh, gồm 3 gian Tiền Tế và 01 gian Hậu cung. Ngoài ra còn một số hạng mục công trình Nghi môn, nhà thờ Mẫu… Với giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, di tích đền Cùng là một trong những điểm đến đông đảo của nhân dân và du khách thập phương.

Phong tục tập quán hát Quan họ

          + Tục kết chạ: Quan họ làng Diềm kết chạ với các làng quan họ khác như: quan họ Hoài Thị, Hoài Trung và Đống Cao. Các bọn quan họ kết chạ thường xuyên quan tâm thăm hỏi động viên nhau trong cuộc sống. Trong ngày hội bọn quan họ thường mở hội mời bọn quan họ sang chơi hội làng mình. Khi tổ chức hát quan họ trong ngày hội thường có: Hát thờ, hát canh quan họ.

          + Khác với một số làng quan họ gốc khác, làng Diềm còn một số phong tục Quan họ đặc sắc: Tục hát quan họ trùm đầu, tục hát Quan họ cầu đảo.

          Trước năm 1945, làng Diềm có 10 bọn quan họ cụ thể:

          + Cụ Tỷ ở xóm Giữa chứa bọn Quan họ Nam Diềm, kết bạn với bọn Quan họ nữ Hoài Thị,

          + Cụ Trạch xóm Đông Chưa bọn Quan họ nữ làng Diềm, kết bạn bọn Quan họ nam Hoài Thị,

          + Cụ Thị ở xóm Giữa chứa bọ Quan họ nữ Diềm, kết bạn bọn Quan họ nam Hoài Thị,

          + Cụ Dinh ở xóm Đình chứa bọn Quan họ nam Diềm, kết bạn với Quan họ nữ Hài Thị,

          + Cụ Hoàn ở xóm Giữa chứa bọn Quan họ nữ Diềm, kết bạn với bọn Quan họ nam Hoài Trung,

          + Cụ Trưởng ở xóm chùa chứa bọn Quan họ nam Diềm kết bạn với bọn Quan họ nữ Hoài Trung,

          + Cụ Thóc ở xóm Chùa chứa bọn Quan họ Nam Diềm, kết bạn với bọn Quan họ nữ Hoài Trung,

          + Cụ Viện ở xóm Chùa chứa bọn Quan họ nữ Diềm, kết bạn với bọn Quan họ nam Hoài Trung,

          + Cụ Ái ở xóm Trước chứa bọn Quan họ nữ Diềm, kết bạn với bọn Quan họ nam Đống Cao,

          + Cụ Cường ở xóm Trước chứa bọn Quan họ Nam Diềm, kết bạn với bọn Quan hộ nữ Hoài Trung.

          Hiện nay các nhà chứa không còn hoạt động. Năm 2017, tỉnh Bắc Ninh xây dựng Nhà chứa quan họ thôn Viêm Xá đặt gần nhà văn hóa thôn làm nơi sinh hoạt, truyền dạy Quan họ ở địa phương.

          Nghệ nhân Quan họ:

          Làng Diềm, xã Hòa Long có 03 người được phong tặng nghệ nhân ưu tú gồm:

          + Nguyễn Thị Bàn - Làng Diềm, xã Hòa Long,

          + Ngô Thị Nhi - Làng Diềm, xã Hòa Long,

          + Trần Thị Phụng - Làng Diềm, xã Hòa Long;

          06 người được phong nghệ nhân - Làng Diềm, xã Hòa Long

          + Nguyễn Thị Sang - Làng Diềm, xã Hòa Long,

          + Nguyễn Thị Thềm - Làng Diềm, xã Hòa Long,

          + Nguyễn Thị Hài - Làng Diềm, xã Hòa Long,

          + Nguyễn Thị Sứ - Làng Diềm, xã Hòa Long,

          + Nguyễn Thị Trạch - Làng Diềm, xã Hòa Long,

          + Nguyễn Thị Khu - Làng Diềm, xã Hòa Long.

          Các dịch vụ nghệ thuật: Về làng Diềm du khách được thưởng thức nghệ thuật trình diễn dân ca Quan họ Bắc Ninh.

          Ẩm thực: Du khách về thăm làng Quan họ Diềm được thưởng thức món bánh khúc một sản phẩm độc đáo của địa phương. Ngoài ra còn có thể được các nghệ nhân quan họ mời cơm của người quan họ. Cơm quan họ thường là cơm được đặt trên mâm son với hai tầng. Tầng trên có thịt gà, giò nạc, thịt lợn, măng miến, ở tầng dưới có các loại bánh như bách khúc, bánh rợm, chè, xôi…

          Quà lưu niệm: Tại các di tích lịch sử đền Cùng, nhân dân mở một số quầy bàn hàng lưu niệm như: các sản phẩm vòng, nhẫn từ đá tự nhiên, bằng gỗ…

          Hướng dẫn viên: Các di tích lịch sử chưa có hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên du khách có nhu cầu tìm hiểu sẽ được các nghệ nhân hướng dẫn về lịch sử, của làng.

          Địa chỉ liên hệ:  0972181744 - Nguyễn Thị Sang

Làng Quan Họ Viêm Xá được UBND tỉnh Bắc Ninh công nhận điểm du lịch theo quyết định số 2393/QĐ-UBND ký ngày 28/12/2018

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí