Khu Di Tích Lệ Chi Viên
Khu Di Tích Lệ Chi Viên
Khu Di Tích Lệ Chi Viên

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0976352162

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: lechivien@gmail.com

Địa chỉ: Thôn Đại Lai Xã Đại Lai, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

Lịch sử di tích : Khu di tích Lệ Chi Viên nằm ở phía Tây Nam của làng Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Trong dân gian địa phương vẫn còn truyền rằng: xưa ở làng có ông Điểm Chi là một người giàu có, có tâm làm việc phúc cho đời. Ông đã bỏ tiền ra xây dựng nhiều cầu quán, miếu đền… Ông còn là một chủ trại vải kéo dài dọc bờ Nam sông Đuống thuộc địa phận xã Đại Lai. Ông thi phát chẩn với nhà vua và bị thua. Trại vải bị sung công, dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua và các quan khi tuần du xứ Kinh Bắc và vùng Đông Bắc. Theo sách Đại Việt Sử kí toàn thư cho biết Đại Lai có cung Ly Sơn từ thời nhà Trần. Tuy vậy, sự kiện đã và còn được lưu truyền dài lâu, hẳn là việc nơi đây được chọn làm nơi xây dựng một hành cung quan trọng trong thời Hậu Lê với tên gọi cung Yên Hà. Hành cung Đại Lai còn mang theo tên gọi “Lệ Chi Viên” không chỉ đơn giản là một trạm ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lịch sử di tích : Khu di tích Lệ Chi Viên nằm ở phía Tây Nam của làng Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Trong dân gian địa phương vẫn còn truyền rằng: xưa ở làng có ông Điểm Chi là một người giàu có, có tâm làm việc phúc cho đời. Ông đã bỏ tiền ra xây dựng nhiều cầu quán, miếu đền… Ông còn là một chủ trại vải kéo dài dọc bờ Nam sông Đuống thuộc địa phận xã Đại Lai. Ông thi phát chẩn với nhà vua và bị thua. Trại vải bị sung công, dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua và các quan khi tuần du xứ Kinh Bắc và vùng Đông Bắc.

Theo sách Đại Việt Sử kí toàn thư cho biết Đại Lai có cung Ly Sơn từ thời nhà Trần. Tuy vậy, sự kiện đã và còn được lưu truyền dài lâu, hẳn là việc nơi đây được chọn làm nơi xây dựng một hành cung quan trọng trong thời Hậu Lê với tên gọi cung Yên Hà. Hành cung Đại Lai còn mang theo tên gọi “Lệ Chi Viên” không chỉ đơn giản là một trạm nghỉ ngơi của các vua thời Lê mỗi dịp từ kinh thành đi dã ngoại tới vùng Đông Bắc đất nước. Lệ Chi Viên chính là một vị trí quan trọng có ý nghĩa quân sự khá đặc biệt mà các vua nhà Lê đã khai thác để chốt giữ, tuần phòng đất nước. Lệ Chi Viên ngoài ý nghĩa trên còn đi vào lịch sử vì nơi đây đã gắn với vụ án oan tày trời đối với người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Nỗi oan này diễn ra vào ngày 16 tháng 8 (Âm lịch) năm Nhâm Tuất 1442, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ cùng với thảm án chu di tam tộc nhà Nguyễn Trãi. Về sau, dưới thời vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi sau hơn 20 năm vụ án xảy ra, theo đó sự sáng trong của đất này cũng được tỏ tường.

Qua biến thiên của lịch sử, khu hành cung đã không còn tồn tại, chỉ là những dấu tích vật chất như nền móng, tên gọi. Được sự ủng hộ của nhân dân, chính quyền các cấp, tháng 10 năm 2006, công trình đền Lệ Chi Viện được khởi công xây dựng với nhiều hạng mục lớn. Di tích đền Lệ Chi Viên là nơi để nhân dân và du khách thập phương về thắp hương tưởng nhớ bậc tiền nhân có công với quê hương đất nước.

Kiến trúc di tích: Tổng diện tích công trình là 7993m2. Đền thờ mới được xây dựng năm 2006 gồm các hạng mục công trình của di tích được đặt theo hướng Nam với Tam quan, Đền chính. Ngoài ra, sân vườn có nhiều hạng mục: nhà bia, đồi cảnh... được đặt nhiều hiện vật phong phú.

Đền thờ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ được kiến trúc theo lối chữ Đinh gồm: Tòa Tiền đường 05 gian bằng gỗ lim, kích thước dài 18,50m, rộng 5m, vì theo kiều kẻ truyền giá chiêng, bước cột gian giữa 3m, hai gian bên 2,7m, hai dĩ 0,55m, gian giữa trên 2 vì có 4 đầu nghé chạm kênh bong, hình đầu rồng khá đẹp và công phu. Gắn liền đằng sau 4 đầu dư trên là 4 bức cốn chạm khắc hình hổ phù, rồng bay và mây lá cách điệu, công trình mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trước là hệ thống cửa thượng song hạ bản, phía trước 2 bên là 2 cột đồng trụ trên đỉnh mỗi cột đắp 04 con phượng tạo hình trái dành. Bên trong bài trí các đồ thờ tự tôn nghiêm. Hậu cung kết hợp với Tiền đường tạo thành chữ Đinh. Hậu cung gồm 1 gian có kích thước sâu 2,1m, rộng 3m khung gỗ đơn giản. Bên trong Hậu cung được bài trí tôn nghiêm trên một bệ gỗ được chạm trổ công phu, phía trên đặt tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Hai pho tượng này được tạc bằng chất liệu gỗ phủ sơn trong tư thế ngồi ngai nghiêm trang.

Bên phải đền thờ đặt tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Theo tài liệu lưu tại đền, hai bức tượng được được tạc bằng đá trắng của núi Ngũ Hành Sơn. Toàn thể hai bức tượng có bệ tượng cao 1442cm, tượng cao 168cm đây là những con số mang ý nghĩa lịch sử, ngày 16 tháng 8 năm 1442 đã xảy ra vụ án Lệ Chi Viên. Tay tượng Nguyễn Thị Lộ cầm bút như đang viết lên trời xanh thể hiện tấm lòng trong trắng trung trinh cùng hoài bão lớn lao của những người vì dân vì nước. Sau lưng là dãy núi Thiên Thai hình rồng uốn khúc, bên trái là sông Thiên Đức, xưa là con đường giao thông huyết mạch toàn vùng Đông Bắc. Phía trước, xa xa là Côn Sơn quê ngoại của Nguyễn Trãi. Bên cạnh là bức tượng Nguyễn Trãi làm từ đá trằng nguyên khối kích thước bằng với tượng bà Nguyễn Thị Lộ. Tư thế tượng được đặt theo tư thế ngồi, đầu đội mũ cánh chuồn, tay trái tượng cầm lệnh bài, tay phải tượng đặt lên đùi. Phía trước tượng đặt bình hương bằng đá lớn. Việc đặt tượng Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ đền thờ để tỏ lòng ngưỡng mộ, thương tiếc của hậu thế với những người tài hoa nhưng gặp bất trắc cuối đời.

 Bên trái là một bức phù điêu mang hình “giọt lệ” được tạc bằng đá hoa cương đỏ, đặt trên một cuốn sách mở, tượng trưng cho tri thức. Đế là ba vòng tròn đồng tâm tạo thành tam cấp tượng trưng cho bầu trời, cho sự giao hòa Thiên - Địa - Nhân sâu sắc, đồng thời cũng là sự ngầm ý ba họ bị tru di. Trụ vuông nâng cuốn sách như bầu trời theo quan niệm cổ của người phương Đông. Tượng đài như một giọt lệ đang rơi trên cuốn sách. Giọt lệ của nhân dân xót thương cho nỗi oan khiên dạy cả trời đất của người con Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa.

Cổng đền được làm theo lối tam quan uy nghiêm. Phía trên có khắc dòng Hán và chữ Việt lớn là “Lệ Chi Viên”. Mái cổng lợp ngói mũi hài, có đắp vẽ tứ linh. Hai bên đắp nổi hai chữ Hán “Phúc” “Lộc”. Ngoài các công trình trên, khu di tích còn có các công trình phụ trợ như dải vũ, đài Lệ Chi Viên. Tất cả các công trình tạo thành một khu di tích hoàn chỉnh tôn nghiêm.

Giá trị khu di tích: Khu vực Lệ Chi Viên là di tích lịch sử văn hóa có cảnh quan đẹp được các triều đại phong kiến Việt Nam chọn làm nơi xây dựng hành cung quan trọng. Công trình được xây dựng từ thời Lý đến thời Lê mở rộng hơn. Hành cung Đại Lai mang tên gọi “Lệ Chi Viên”, không chỉ là một trạm nghỉ ngơi của các vua mỗi dịp từ kinh thành đi dã ngoại tới vùng Đông Bắc đất nước. Lệ Chi Viên còn là một vị trí có ý nghĩa quân sự khá đặc biệt mà các vua nhà Lê đã khai thác để chốt giữ, tuần phong đất nước. Lệ Chi Viên ngoài những ý nghĩa trên, còn đi vào lịch sử vì nơi đây đã gắn kết với vụ án – nỗi oan tầy trời đối với người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

Khu di tích được xây dựng các hạng mục công trình kiến trúc để tôn thờ những bậc công thần, có công lớn đối với đất nước là Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Hiện tại khu vực đền được xây dựng khang trang. Hệ thống các đồ thờ tự, các tài liệu hiện vật mới được bổ sung khá đẹp và tiêu biểu như hệ thống tượng thờ, bia đá, hoành phi, câu đối…Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khu di tích Lệ Chi Viên được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, Quyết định số 966/QĐ - UBND ngày 29 tháng 7 năm 2010.

- Giá trị cảnh quan: Khu di tích Lệ Chi Viên tọa lạc tại một vị trí trung tâm vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời vùng Kinh Bắc. Cảnh quan nơi đây đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đứng trên đường đê, phong mắt nhìn xa xa, dòng sông Đuống uống lượn như một dải lụa. hướng về thị trấn Gia Bình không xa có núi Thiên Thai, nơi có đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh mờ ảo sừng sững giữa đồng xanh bao la. Các di tích chùa Đại Bi năm trong vùng văn hóa đậm đặc các di sản như: chùa Đại Bi với đệ Tam tổ thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang, có bến Bình Than… Với tiềm năng văn hóa, lịch sử và bi tráng, Lệ Chi Viên đang trở thành một địa điểm du lịch văn hóa sinh thái quan trọng trong hệ thống quần thể các điểm du lịch văn hóa dọc vùng sông Đuống của vùng quê Kinh Bắc.

Dịch vụ mua sắm ẩm thực: Về Lệ Chi Viên du khách xuôi đường đê về thị trấn Đông Bình khoảng 7 km tới quán Mái Lá thưởng thức nhiều món ăn đồng quê như: ốc, lươn… đặc biệt từ tháng 9 đến tháng 11 Âm lịch sẽ được thưởng thức món cua da một đặc sản nổi tiếng của sông Đuống.

Dịch vụ nghệ thuật: Vào dịp lễ hội du khách thưởng thức hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Dịch vụ quà lưu niệm: Từ khu di tích Lệ Chi Viên xuôi đường đê về thị trấn Đông Bình, theo quốc lộ 17 du khách về thăm làng nghề đúc đồng Đại Bái. Tại đây, du hách có thể mua được nhiều đồ lưu niệm do làng nghề thủ công gò đồng Đại Bái sản xuất như: Dụng cụ sinh hoạt, đồ thờ, tranh trang trí bằng đồng...

Hướng dẫn viên: Tại khu di tích Lệ Chi Viên không có thuyết minh viên hàng ngày. Du khách có nhu cầu tìm hiểu lịch sử văn hóa khu di tích được ông từ đền hướng dẫn.

Địa chỉ liên hệ: 0976352162 - Nguyễn Văn Vinh

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí